nen-su-dung-may-ep-trai-cay-nao

Bạn đang chuẩn bị sắm chiếc máy ép hoa quả để sử dụng tại gia đình hoặc tại cửa hàng đồ uống của mình. Nhưng bạn chưa biết nên dùng máy ép trái cây nào tốt, an toàn và tiết kiệm nhất? Nếu vậy, xem ngay bài viết dưới để chọn được sản phẩm phù hợp nhé!

Để tạo ra những ly nước ép trái cây thơm ngon và bổ dưỡng, bạn phải sử dụng đến những chiếc máy ép chuyên dụng. Thế nhưng máy ép có nhiều loại và giá thành cũng khác nhau. Và không phải ai cũng biết cách chọn loại máy ép phù hợp nhất với nhu cầu của mình.

1. Máy ép trái cây là gì?

Máy ép trái cây hay còn gọi là máy ép hoa quả, là một thiết bị có khả năng nghiền và ép các loại trái cây để lấy nước và giữ lại bã nguyên liệu.

Đây là loại máy tiện ích, bạn chỉ cần chọn loại trái cây ưa thích rồi cắt nhỏ thành từng miếng sau đó cho vào máy rồi dùng ống đẩy nhấn ép là bạn đã có ngay một cốc nước ép trái cây thơm ngon.

Đặc biệt, thời gian thực hiện nhanh chóng chỉ trong 5 – 10 phút. Chưa kể, các chất dinh dưỡng có trong trái cây được ép ra từ máy sẽ không bị mất đi như khi bạn nấu.

Chính vì ưu điểm tiện ích này, máy ép hoa quả đã trở thành vật dụng không thể thiếu tại các gia đình cũng như các cửa hàng bán nước trái cây, nước giải khát. 

Bên cạnh máy ép, thì bình lắc cũng rất quan trọng và bạn có thể tham khảo Nên dùng bình lắc nhựa hay bình lắc inox để pha chế?

2. Các loại máy ép trái cây thông dụng hiện nay

Khi thiết kế quán nước ép trái cây, rõ ràng không thể thiếu loại máy ép chuyên dụng. Hiện nay, trên thị trường có vô vàn mẫu mã, kiểu máy ép hoa quả khác nhau. Nhưng nhìn chung, nhà sản xuất phân thành 3 loại máy chính với những ưu điểm và nhược điểm sau:

a. Máy ép trái cây ly tâm

Máy ép trái cây ly tâm
Máy ép trái cây ly tâm

Máy ép ly tâm là gì? Còn gọi là máy ép tốc độ cao, là dòng máy giá rẻ được sử dụng khá phổ biến hiện nay. Chỉ cần từ vài trăm đồng đến vài triệu đồng là bạn có thể sở hữu một chiếc máy ép ly tâm chất lượng rồi.

Máy ép ly tâm được cấu thành bởi các bộ phận gồm mô tơ, mâm xoay dạng tròn, nắp máy, xay hứng nước ép và xả bã. Khi ép, mâm xay sẽ chạy với tốc độ cao giúp hoa quả được mài nhỏ và vắt phần nước ra khỏi bã nhờ vào lực ly tâm. Với cấu tạo như thế, cách làm nước ép táo, cách làm nước dứa hay nhiều nước ép khác trở nên đơn giản và nhanh hơn rất nhiều. 

Ưu điểm:

– Máy ép trái cây ly tâm có giá thành khá rẻ chỉ vài trăm ngàn đồng.
– Thao tác thực hiện và vận hành máy khá đơn giản.
– Thời gian tiến hành ép trái cây diễn ra nhanh chóng.
– Máy ép được lượng lớn trái cây cùng lúc và ép được nhiều loại rau củ quả khác nhau.

Nhược điểm:

– Tốc độ ép nhanh nên gây tiếng ồn khá lớn, không sử dụng liên tục được.
– Chất lượng nước ép ra không được cao vì dễ bị oxy hóa.
– Lượng đường trong trái cây, rau củ không ép hết được gây lãng phí.
– Cấu tạo máy khá phức tạp nên việc vệ sinh cũng khá khó khăn.

b. Máy ép chậm tốc độ thấp

Máy ép chậm tốc độ thấp
Máy ép chậm tốc độ thấp

Đây cũng là chiếc máy thường thấy trong các quầy nước ép trái cây. Khác với máy ly tâm, loại máy ép trái cây tốc độ thấp sẽ có thêm phần trục cán giúp nghiền nát nguyên liệu thành bã nhanh chóng. Sau đó, phần bã nguyên liệu này sẽ được ép lại một lần nữa tại màng lọc.

Loại máy ép tốc độ thấp có sự đa dạng về kích thước và công suất, giá thành dao động từ 4 – 6 triệu đồng, phù hợp sử dụng cho mục đích kinh doanh đồ uống.

Ưu điểm:

– Có thể lấy được nhiều nước ép hơn so với máy ly tâm.
– Ép được nhiều loại trái cây với đủ kích thước lớn nhỏ khác nhau.
– Giữ chất lượng nước ép lâu hơn, làm chậm quá trình oxi hóa, hạn chế sủi bọt khi đựng trong ly nhựa mang đi.

Nhược điểm:

– Máy ép hoa quả chậm có kích thước lớn và chiếm nhiều không gian sử dụng hơn.
– Đặc biệt, trong quá trình sử dụng có thể gặp phải tình trạng kẹt máy nếu không cắt nhỏ nguyên liệu ép.

c. Máy ép chậm tốc độ cực thấp

Máy ép chậm tốc độ cực chậm
Máy ép trái cây chậm

Đây là loại máy ép hoa quả với tốc độ cực thấp, sử dụng công nghệ trục cán khớp vào nhau với răng cưa sắc bén, nhờ đó có thể ép nước một cách triệt để. Tuy nhiên, để đẩy trái cây vào trục cán, máy ép này cần một lực rất lớn.

Ưu điểm:

– Nước ép chất lượng cao, ít bị oxy hóa và ít bị sủi bọt.
– Máy có thể ép bất kì loại trái cây rau củ nào, bao gồm các loại rau củ có lá.
– Máy đa năng, còn làm được kem, pate, đồ ăn trẻ em…
– Hoạt động với tốc độ cực thấp nên ít tạo ra tiếng ồn nhất.

Nhược điểm:

– Thời gian xay ép trái cây lâu hơn so với các loại máy ép khác.
– Giá thành cao, nằm trong khoảng 6 – 12 triệu đồng.

3. Những lưu ý cần biết khi chọn mua máy ép hoa quả

Có thể thấy, máy ép nước trái cây có nhiều loại. Mỗi loại sẽ có những tính năng và giá thành khác nhau. Do đó, với quầy nước ép trái cây, khi không biết nên dùng máy ép trái cây nào tốt, thì hãy cần dựa vào nhiều yếu tố như nhu cầu, điều kiện tài chính, thương hiệu máy…để đánh giá. 

Cụ thể như sau:

a. Xác định nhu cầu sử dụng

Đầu tiên, bạn cần xác định được nhu cầu sử dụng máy ép hoa quả để tìm mua loại máy thích hợp nhất. Cụ thể hãy trả lời các câu hỏi sau:

• Sử dụng cho mục đích cá nhân hay kinh doanh?
• Có dùng máy thường xuyên hay không?
• Thực phẩm hay ép nước là gì? Kích thước ra sao?
• Sử dụng máy ép cho gia đình bao nhiêu người?
• Không gian phòng và nơi đặt máy ép có rộng không?

Sau khi trả lời được những câu hỏi này sẽ giúp bạn dễ dàng lựa chọn được dòng máy với công suất, dung tích và kích thước phù hợp nhất. Từ đó mang lại hiệu quả sử dụng tối ưu.

Ví dụ, nếu bạn chỉ muốn ép hoa quả đơn giản thì một máy ép truyền thống sẽ hợp lý hơn. Ngược lại, bạn lựa chọn máy phục vụ mục đích bán đồ uống thì dùng dòng máy công suất lớn sẽ giúp công việc pha chế trở nên đơn giản hơn rất nhiều.

Ngoài ra bạn cũng cần lựa chọn dung tích máy ép hợp lý, nếu gia đình bạn ít người thì nên chọn bình có dung tích 500ml. Ngược lại, với những gia đình đông hơn có thể dùng máy ép dung tích trên 700ml.

Đồng thời, bạn cũng nên chọn kích thước máy phù hợp với không gian sử dụng. Với những không gian phòng bếp hoặc quầy bar nhỏ, bạn nên ưu tiên sử dụng máy ép trái cây nhỏ gọn, tiện tháo lắp và vệ sinh hơn.

b. Cân nhắc ngân sách tài chính

Bên cạnh nhu cầu sử dụng, bạn cũng nên cân nhắc về ngân sách tài chính mình có để lựa chọn dòng máy phù hợp. Hãy xác định giá sản phẩm bao nhiêu thì bạn có thể chi trả được?

máy ép trái cây nào tốt
Cân nhắc ngân sách tài chính

Bởi vì hiện nay, các sản phẩm máy ép hoa quả có giá thành khá đa dạng, dao động từ 400 ngàn đồng cho tới vài triệu đồng với 3 phân khúc chính:

– Phân khúc giá rẻ: Nếu ngân sách eo hẹp khoảng vài trăm ngàn đồng, bạn có thể sử dụng các loại máy ép ly tâm bằng tay hoặc các loại máy vắt cam truyền thống.

– Phân khúc tầm trung: Nếu ngân sách của bạn trong khoảng 300 ngàn đồng đến 1 triệu đồng, bạn có thể lựa chọn các dòng máy tốc độ thấp phân khúc tầm trung với đầy đủ các tính năng tiện ích hơn.

– Phân khúc cao cấp trên 1 triệu đồng: Các máy ép hoa quả phân khúc này có thiết kế và mẫu mã đẹp mắt. Hầu hết phần vỏ máy được làm từ nhựa cao cấp, lưỡi dao là thép không gỉ có thể ép được đa dạng nguyên liệu.

c. Lựa chọn thương hiệu máy uy tín

Cuối cùng, một chiếc máy ép của thương hiệu uy tín sẽ có độ bền, an toàn hơn so với các dòng máy không rõ nguồn gốc xuất xứ. Rất nhiều thương hiệu máy ép đang được ưa dùng như HappyCook, Bluestone, Philips, Panasonic, Sunhouse…

Hiện có rất nhiều địa chỉ cung cấp máy ép của các thương hiệu nổi tiếng này. Nhưng để tránh mua phải hàng dỏm, hàng nhái, bạn nên tìm mua tại những cửa hàng uy tín, có giấy tờ xác nhận rõ nguồn gốc, xuất xứ nhé.

Trên đây là những thông tin và gợi ý nên dùng máy ép trái cây nào tốt. Hi vọng rằng qua đây sẽ giúp bạn lựa chọn được dòng máy ép phù hợp với nhu cầu của mình rồi. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào khác, liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *