Inbimi hướng dẫn chi tiết về cách pha chế trà sữa truyền thống ngon để thưởng thức tại nhà hay để kinh doanh.
Nhắc đến trà sữa truyền thống, mọi người thường nghĩ ngay đến loại đồ uống gồm trà, sữa và các loại topping. Và thực tế, trà sữa kiểu truyền thống là loại trà có nguồn gốc từ Đài Loan, với nguyên liệu chính có trà, sữa và trân châu đen. Là hương vị trà sữa yêu thích của biết bao người, cho dù hiện nay công thức đã có đôi chút biến đổi và nhiều loại trà sữa mới du nhập vào, thì trà sữa phong cách truyền thống vẫn là “gương mặt vàng” trong làng trà sữa, là tiền đề của nhiều loại đồ uống mới.
1. Nguyên liệu cần chuẩn bị cho cách nấu trà sữa truyền thống để bán
Trong cách pha chế trà sữa truyền thống, dù mục đích uống tại nhà hay để bán, thì việc lựa chọn nguyên liệu nên chuẩn bị chỉn chu từ ban đầu. Bởi lẽ nguyên liệu ảnh hướng tới 80% độ ngon của trà sữa.
1.1. Trà
Nên dùng loại trà gì để pha chế? Những loại trà phổ biến thường sử dụng là ô long, hồng trà, lục trà hoặc trà thiết quan âm. Bên cạnh đó, thay vì chọn trà túi lọc, bạn nên lấy lá trà tươi và trà (chè) khô. Nguyên nhân là bởi trà túi lọc không thể chiết xuất hết mọi tinh túy bên trong lá trà, ảnh hướng hương vị sau khi pha.
Mẹo chọn trà ngon:
– Với trà tươi: chọn lá kích thước nhỏ, màu xanh thẫm
– Với trà khô: Chọn trà búp nhỏ, lá sấy khô, hình dạng cong, không bị dập náy hay ẩm mốc, thơm thoang thoảng mùi trà.
1.2. Nguyên liệu sữa
Trong cách nấu trà sữa truyền thống, rõ ràng không thể nguyên liệu sữa. Tuy nhiên để trà sữa đạt hương vị đúng chuẩn, bạn nên chọn sữa bột thay vì sữa tươi và sữa đặc. Bởi sữa bột có vị thơm ngậy nhưng lại không lấn át mùi hương của trà.
Một số thương hiệu sữa bột nổi tiếng trong giới pha chế là Bột sữa Kone Thái Lan, Bột sữa Kingsun, bột sữa frima Hàn Quốc, bột kem sữa super Lion.
1.3. Nguyên liệu topping cho cách nấu trà sữa truyền thống
Loại topping thường đi kèm khi uống trà sữa truyền thống là trân châu đen. Ngoài ra, để màu sắc thêm bắt mắt và hương vị thêm phong phú, bạn có thể tùy ý lựa chọn thêm một vài loại topping sau đây:
– Trân châu trắng
– Trân châu đường đen
– Kem cheese
– Bánh pudding, kem trứng
– Khúc bạch
1.4. Các loại bột
Bên cạnh bột sữa thì bột năng và bột ca cao cũng là những loại bột cần thiết để hoàn thiện phần trân châu đen trong trà sữa. Đừng quên chúng bạn nhé!
2. Cách pha chế trà sữa truyền thống đơn giản trong 3 bước
Nguyên liệu nấu trà sữa
– 120gr trà đen
– 2 lít nước
– 700gr bột sữa
– 500gr đường (có thể chia thành 250gr đường cát, 250gr đường phèn)
Nguyên liệu làm trân châu đen
– 100gr bột năng
– 10gr bột ca cao
– 20gr đường cát
– 60ml nước sôi
Dụng cụ pha chế
– Bình pha trà
– Bình lắc
– Ly thủy tinh
– Muỗng khuấy
– Rây lọc
– Nồi…
– Bình ủ trà sữa (nếu kinh doanh)
Mẹo chọn dụng cụ pha chế loại trà sữa này: Nếu bạn muốn làm trà sữa rồi mang đi xa cho những chuyến đi chơi, picnic hay phục vụ kinh doanh take away, thì sử dụng ly nhựa chuyên đựng trà sữa hoặc ly giấy sẽ đảm bảo việc di chuyển thuận lợi, đồ uống bên trong an toàn và giữ trọn hương vị.
Bước 1: Nấu trà sữa
Đầu tiên là hãm trà, chọn loại trà ngon phù hợp. Cần nhớ rằng mỗi loại trà sẽ tạo nên hương vị riêng biệt và hấp dẫn.
Để hãm trà, đầu tiên, cho toàn bộ lượng trà vào bình thủy tinh, rót nước nóng rồi lắc nhẹ để rửa trà. Bỏ phần nước rửa này đi và sau đó thêm 2 lít nước nóng từ 80 – 90 độ C, đậy kín nắp bình và ủ từ 20 – 30 phút để trà chiết xuất nước cốt. Tiếp đến dùng rây lọc để bỏ phần bã trà.
Tiếp theo, bạn cho đường vào nước cốt trà, khuấy đều để đường hòa tan hết rồi tiếp tục thêm bột sữa vào. Trong khi đó, bột sữa có nhược điểm là khó tan và dễ vón cục. Cho nên phải cần cẩn thận khuấy cho đến khi bột sữa tan hoàn toàn. Động tác khuấy cũng rất quan trọng. Khuấy đều tay theo một chiều nhất định để tránh phá vỡ kết cấu thành phần bên trong làm cho thức uống không ngon và nhanh hỏng.
Bước 2: Cách làm trân châu trà sữa truyền thống
Cách làm trân châu không hề khó như mọi người lầm tưởng.
Trước hết cho bột năng, đường, bột ca cao vào âu, trộn đều hỗn hợp bột rồi đổ từ từ nước sôi vào. Bạn vừa cho nước vừa khuấy để bột thấm đều nước và dẻo.
Sau đó, bạn cho bột nghỉ 10 phút cho bột hạ nhiệt và nở thì tiến hành nhào. Nhào bột cho đến khi thấy bột dẻo, không dính tay thì bạn cho bột vào âu, đậy nắp và ủ khoảng 15 phút.
Kế tiếp, bạn vo tròn bột thành từng sợi dài và dùng dao cắt thành từng viên nhỏ tròn cỡ bằng hạt đậu vừa ăn. Chuẩn bị sẵn một ít bột năng, để khi vo xong, cho toàn bộ trân châu vào phần bột ấy để chúng không bị dính vào nhau.
Trong cách pha chế trà sữa truyền thống, bước luộc trân châu cũng quan trọng không kém. Lưu ý chỉ nên luộc trân châu trong nước sôi. Trước khi nấu trân châu, bạn cho vài muỗng đường vào nồi nước để giữ màu. Thời gian luộc trân châu là từ 25 – 30 phút trên lửa nhỏ và khuấy đều để các viên trân châu không bị dính đáy nồi.
Sau khoảng thời gian trên, trân châu đã chín, bạn tắt bếp, đậy nắp nồi và ủ trân châu thêm 20 phút nữa để trân châu nở đều. Cuối cùng, bạn vớt trân châu ra rồi xả ngay với nước đá lạnh rồi cho vào tô, thêm nước đường, đảo đều để trân châu thấm vị ngọt.
Bước 3: Pha trà sữa truyền thống trân châu
Bạn rót vào bình lắc 100ml trà sữa, cho đá viên vào đầy bình, đậy nắp và lắc đều tạo bọt và thức uống có độ lạnh.
Cuối cùng, bạn có thể cho trà sữa vừa lắc ra ly, thêm trân châu đen lên trên và lúc này có thể thưởng thức trà sữa đậm vị cùng từng viên trân châu dẻo thơm, dai ngon.
Nếu bạn muốn mang đi take away thì có thể lựa chọn những mẫu ly giấy đẹp để đựng trà sữa nhé
>>> Dành cho bạn: 10 quán trà sữa đẹp Bình Dương nhất định phải đến
3. Trà sữa trân châu bảo quản được bao lâu?
Bạn biết đấy, mọi thứ đều có hạn sử dụng và trà sữa cũng vậy. Hơn nữa, do làm từ nguyên liệu tươi, đặc biệt là sữa, Nên thời gian sử dụng trà sữa sau pha chế nhiều nhất là 2 ngày và trân châu nhiều nhất là 3 – 4 ngày. Vì thế, cần tính toán nhu cầu sử dụng để pha chế một lượng vừa đủ. Tốt hơn cả là bạn hãy dùng hết phần trà sữa trong ngày để luôn duy trì hương vị thơm ngon.
a. Bảo quản trân châu
Đối với trân châu còn dư, bạn cho vào trong một hộp kín có nắp đậy. Nếu không có nắp đậy, có thể thay thế bằng màng bọc ni lông rồi quấn chặt miệng, rồi cho vào ngăn mát của tủ lạnh. Cách này có thể bảo quản trân châu không hư hỏng trong 3 đến 4 ngày.
b. Bảo quản trà sữa truyền thống
Tiếp đến phần trà sữa, bạn cũng cho vào một hộp kín. Sử dụng màng bọc ni lông (màng bọc thực phẩm) nếu không có nắp đậy rồi cho hộp vào ngăn mát tủ lạnh. Nếu lỡ trà sữa đã có thêm trân châu hay thạch từ trước thì cần vớt topping ra hết trước khi cho vào tủ lạnh. Cách này sẽ đảm bảo trà sữa không chua hỏng trong vòng 2 ngày.
4. Một số kinh nghiệm pha trà sữa để bán không phải ai cũng biết
a. Cách ủ/hãm trà
Quán trà sữa đang là một trong các mô hình kinh doanh ăn uống hot , vì thế để bán thành công, bạn cần lưu ý đến cách thức hãm trà. Sở dĩ là vì ly trà sữa có ngon hay không được quyết định bởi 70% là nước trà. Để có phần nước cốt trà thơm đậm đà thì cần phải hãm trà đúng cách. Theo đó, chất lượng nước trà được quyết định bởi tỷ lệ nước và trà, thời gian cũng như nhiệt độ nước ủ trà. Các loại trà khác nhau thì thời gian và nhiệt độ ủ trà sẽ khác nhau.
Bạn có thể tham khảo theo hướng dẫn sau:
Loại trà | Lượng trà | Lượng nước | Nhiệt độ | Thời gian |
Trà xanh | 8g | 250ml | 80 – 95 độ | 7 – 8 phút |
Trà Oolong | 8g | 250ml | 90 độ | 10 phút |
Trà đen | 8g | 250ml | 95 – 100 độ | 15 phút |
Sencha | 8g | 250ml | 75 – 80 độ C | 30 giây |
Houjicha | 8g | 250ml | 90 độ C | 30 giây |
Trà là chất oxy rất mạnh, do vậy dưới tác động của không khí, trà sẽ bị oxy hoá mạnh mẽ. Chính điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến màu sắc và hương vị của nước trà. Trà sau khi hãm nên dùng trong vòng 4 giờ đồng hồ. Quá thời gian trên bạn nên hãm một bình trà mới.
b. Tỷ lệ pha trà sữa truyền thống
Cân bằng tỷ lệ pha trà sữa truyền thống là một trong những cách pha chế không chỉ ngon mà còn đảm bảo hương vị hấp dẫn. Tỷ lệ hoàn hảo giữa các nguyên liệu cần : 150 nước cốt lục trà : 20g bột sữa kem: 20g đường cát. Cân đối nguyên liệu cũng là cách bạn có thể tiết kiệm chi phí đầu vào. Nhất là khi bắt tay vào kinh doanh. Với sự trợ giúp của 5 phần mềm tính tiền cho quán trà sữa hiệu quả, cùng với cách thức pha chế hợp lý, bạn hoàn toàn có thể làm ra ly trà sữa ngon nhất với chi phí thấp nhất.
c. Bí quyết giảm vị đắng khi thực hiện cách nấu trà sữa truyền thống
Đôi khi trong pha chế, chúng ta có thể mắc lỗi gây ra vị đắng cho trà sữa. Lúc này, các bạn nên cho thêm một ít mật ong vào trà. Ngoài ra 1 chút baking soda vào trà cũng là một phương pháp hay để giúp hương vị trà sữa được dung hòa. Đồng thời át đi mùi vị đặc trưng của trà khi hương trà quá đậm. Nhưng nhớ rằng chỉ nên dùng một lượng rất nhỏ mà thôi.
d. Áp dụng công thức ủ trà ngon
Thời gian ủ trà cũng không kém phần quan trọng. Ngỡ tưởng rằng ủ càng lâu, cốt trà càng ngon. Nhưng thực ra, điều đó không đúng chút nào! Thời gian ủ trà tùy thuộc vào lượng trà mà bạn dùng, nếu lượng trà ít chỉ nên ủ trong 3 – 5 phút. Nếu ủ trà nhiều để bán thì lượng trà lớn hơn, thời gian ủ cũng lâu hơn từ 20 – 25 phút. Ngoài ra các bạn nên chờ trà nguội rồi hẵng hòa với sữa nhằm tránh làm mất đi vị thơm của trà sữa.
e. Đun sôi trân châu để đảm bảo trân châu giòn dai
Một trong những bí quyết của cách nấu trà sữa truyền thống là những hạt trân châu đen óng thơm giòn. Sau khi đun sôi trân châu các bạn cho ngay vào nước lạnh (thêm đá nếu muốn) sẽ đảm bảo độ giòn dai như mong muốn.
Như vậy chỉ với cách pha chế trà sữa truyền thống như trên, thành phẩm bạn có sẽ vô cùng thơm ngon, thơm vị sữa, đậm vị trà mà không hề thua kém bất kỳ hàng quán nào. Dù là nấu trà sữa tại nhà để uống hay để bán, bạn cũng có thể tự tay pha chế một cách dễ dàng. Trà sữa truyền thống là thức uống ngon khó cưỡng, thưởng thức cùng đá lại càng hấp dẫn hơn nhiều. Giờ đây, khi biết công thức pha chế, bạn có thể thưởng thức nó mọi lúc mọi nơi.
>>> Xem thêm: TOP 7 Thương hiệu trà sữa ngon nhất Sài Gòn