làm nước dứa bổ dưỡng

Với cách làm nước dứa, không chỉ mang đến nguồn vitamin sạch nhất, mà còn tăng sức đề kháng theo cách tự nhiên, an toàn nhất cho cơ thể.

Nhắc về hoa quả tươi ngon, tại sao lại bỏ lỡ thứ quả giá rẻ, dễ mua, dễ tìm như dứa được chứ? Là một trong những loại quả chứa giá trị dinh dưỡng cao. Không quá cầu kỳ, chỉ bằng những công thức dễ làm, bạn đã có thể tự tay pha chế ly nước dứa thơm ngon và bổ dưỡng. Không phải cứ muốn uống nước ép thì cần tới quán. Giờ đây, ngay tại nhà cũng dễ dàng làm nước dứa ngon không kém ngoài hàng.

1. Nước ép dứa có tác dụng gì?

Từ lâu, dứa đã được xem là “thần dược” hỗ trợ trị bệnh và bổ sung nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể. Dẫu biết nó tốt như thế, nhưng cụ thể, công dụng của nước ép dứa là gì thì 80% người uống chưa hiểu rõ. Để làm rõ vấn đề này, ngay sau đây là những gì mà In Bimi muốn chia sẻ:

– Tăng cường năng lượng: Trong dứa có chứa thiamine là một trong nhóm vitamin B có tác dụng giúp chuyển hóa cacbon hydrat thành năng lượng, đồng thời tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Trong thời điểm dịch bệnh vẫn còn phức tạp, bên cạnh nước cam, thì nước dứa cũng là đồ uống tốt cho sức khỏe.

– Tốt cho thị lực: hàm lượng lớn vitamin A và chất Beta-Carotene có trong dứa rất tốt cho thị lực. Hỗ trợ làm giảm nguy cơ mất thị lực ở tuổi già và ngăn chặn tình trạng thoái hóa điểm vàng. Ngoài ra, khả năng chống chống oxy hóa của dứa còn giúp đôi mắt bạn luôn được khỏe mạnh.

nước ép dứa công dụng

– Phòng chống các bệnh tim mạch: chất Bromelain tồn tại trong dứa góp phần hỗ trợ làm loãng máu, giảm nguy cơ đột quỵ và nhồi máu cơ tim. Bên cạnh đó, các chất chống oxy cùng vitamin C còn giúp ngăn ngừa xơ vữa động mạch, chống đông máu, làm giảm nguy cơ bệnh tim.

– Hỗ trợ rối loạn kinh nguyệt: Dứa còn chứa 1 chất gọi là Bromelain. Ngoài việc giúp phòng chống các bệnh về tim mạch còn có tác dụng làm giảm triệu chứng đau bụng kinh thường gặp của chị em. Uống nước dứa trước và trong chu kỳ kinh nguyệt sẽ giúp bạn giảm bớt khó chịu và đau đớn.

– Tốt cho da: Thiếu collagen là một trong những nguyên nhân khiến da nhanh lão hóa, chảy xệ, thiếu đàn hồi. Uống nước ép dứa mỗi ngày sẽ giúp bạn bổ sung lượng collagen bị thiếu hụt. Từ đó da càng ngày trở nên tươi trẻ. Ngoài ra, nước ép dứa làm vết thương nhanh lành, chẳng hạn như trị mụn trứng cá hiệu quả.

– Giảm cân nhanh hơn: Uống nước ép dứa trước khi ăn giúp cơ thể cảm thấy no lâu. Ngoài ra, chất Thiamine có trong nước ép dứa còn cung cấp năng lượng để bạn hoạt động bình thưởng, đồng thời tăng cường việc tiêu hóa, trao đổi chất của cơ thể, hỗ trợ tối đa quá trình giảm cân.

2. Cách làm nước ép dứa không cần máy

Cách làm nước dứa sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu có máy móc chuyên dụng. Tuy vậy, nếu không có, bạn vẫn có thể tận hưởng ly nước ép dứa ngon lành. Bên dưới là những gì bạn cần làm.

Nguyên liệu cần có: dứa 1 trái

Bước 1: Sơ chế dứa

Dứa mua về cắt ra làm đôi. Rồi với từng miếng, bạn tiếp tục cắt đôi theo chiều dọc thành các miếng dài nhỏ hơn. Sau đó, gọt sạch phần vỏ và “mắt” của quả dứa. Rửa sạch rồi để ráo.

Bước 2: Bào dứa

Bạn chuẩn bị sẵn một cái tô lớn, rồi lấy dụng cụ bào cho vào tô. Tiếp đến, lấy từng miếng dứa đã cắt chà xát liên tục theo một chiều lên bề mặt của dụng cụ bào đến khi nhuyễn ra hết. Lúc này trong tô bao gồm phần xác và phần nước dứa.

Bước 3: Lọc nước dứa

Cho toàn bộ phần dứa trong tô qua một rây lọc, dùng phới dẹt ấn mạnh để chắt lấy phần nước cốt.

Sau cùng, phần bã còn lại cho tiếp vào một miếng vải lọc, rồi dùng tay bóp và vắt cho đến khi bã dứa ra hết nước. Lúc này bạn đã có phần nước dứa nguyên chất.

Thành phẩm

Với cách làm nước ép dứa không cần máy như trên, bạn vẫn sẽ thu được ly nước ép sánh mịn, không hề bị lợn cợn với màu vàng đẹp mắt.

Nước ép với hương thơm nhè nhẹ của dứa cùng vị chua chua, ngọt ngọt sẽ kích thích vị giác ngay từ ngụm đầu tiên. Nếu thích uống lạnh, hãy thêm ngay vài viên đá để tận hưởng cảm giác sảng khoái bạn nhé!

3. Cách làm nước dứa bằng máy xay sinh tố

Nếu bạn có một chiếc máy ép, thì thật tốt. Chỉ việc bỏ toàn bộ nguyên liệu đã chuẩn bị vào máy ép. Dưới tác động của lực mạnh, phần nước cốt dứa sẽ chảy ra theo đường dẫn. Bạn chỉ cần lấy ly, cốc hứng hết là có ngay ly nước ép dứa nguyên chất cực đã.

Tuy vậy, nếu không có máy ép, mà lại có chiếc máy xay sinh tố. Thì cũng không sao cả, bạn vẫn có thể sử dụng máy xay để thực hiện cách làm nước dứa tại nhà.

Bạn hãy làm như sau,

Nguyên liệu chuẩn bị: dứa gọt vỏ, rửa sạch, cắt thành miếng nhỏ vừa xay, 100ml nước lọc

Cách làm nước dứa bằng máy

– Bước 1: Cho toàn bộ dứa vào cối, đổ nước vào và xay trong vòng 1 đến 2 phút cho đến khi dứa đã được xay nhuyễn.

– Bước 2: Chuẩn bị ly đựng nước ép, đặt rây lên miệng ly rồi chế một phần sinh tố vào ly, lưu ý đừng để tràn ra ngoài. Dùng muỗng ép và nhấn phần xác dứa xuống để nước ép chảy xuống ly còn phần bã sẽ được giữ lại trên rây lọc.

– Bước 3: Cho thêm chút đường hoặc mật ong nếu bạn thích ngọt. Cuối cùng thêm đá và thưởng thức thứ đồ uống tươi ngon này.

Bên cạnh nước dứa nguyên chất, bạn có thể kết hợp dứa cùng một vài loại trái cây, hoa quả khác để làm nên hỗn hợp nước ép, sinh tố. Chẳng hạn như làm nước dứa cà rốt, dừa cùng với chanh dây, hay nước dứa chanh leo cũng đều rất tốt cho sức khỏe. Cách làm cũng tương tự như làm nước dứa đơn thuần.

>>> Xem thêm: Nên dùng máy ép trái cây nào tốt nhất?

4. Những lưu ý khi làm nước dứa

a. Cách chọn dứa ngon

Dứa trong quá trình vận chuyển rất dễ bị dập dẫn đến hư. Do vậy, muốn dứa ngon, khi mua bạn nên đặc biệt chú ý vào mắt dứa. Mắt dứa càng to càng đều nhau, cùng với việc dùng mũi ngửi phần cuống phía dưới có mùi thơm nồng chứng tỏ quả dứa ấy tươi ngon. Ngoài ra, dùng tay bóp nhẹ để kiểm tra quả dứa đã chín mềm vừa đủ để có thể pha chế. Hơn nữa, dứa chưa chín vẫn còn chua, chưa đủ ngọt. Bên cạnh đó, cũng không nên chọn quả dứa chín quá, nứt vỡ ra và bị chảy nước.

b. Bà bầu uống nước ép dứa được không?

Luôn là câu hỏi của nhiều phụ nữ trong thời gian đầu mang thai. Theo các chuyên gia về sinh sản, thai phụ không nên sử dụng dứa nhiều, nhất là trong 6 tháng đầu tiên. Khi ấy tác hại của nước dứa dễ dẫn đến sảy thai, sinh non. Thời điểm tốt nhất mà bà bầu nên uống nước ép dứa là vào những tuần cuối cùng của thai kỳ, tốt nhất là trước khi bé chào đời 2 – 3 tuần. Vì dứa hỗ trợ quá trình chuyển dạ diễn ra dễ dàng hơn. Enzyme Bromelain có nhiều trong dứa sẽ làm mềm khung xương chậu, khiến tử cung co bóp đều đặn và làm cho mẹ bầu chuyển dạ thuận lợi hơn khi sinh.

bầu uống nước dứa

c. Nước ép dứa để được bao lâu?

Nếu lỡ làm nước dứa quá nhiều, bạn vẫn có thể bảo quản phần nước dư trong tủ lạnh. Nếu làm từ máy ép chậm, thì thời gian bảo quản nước ép dừa là trong 3 – 4 ngày với điều kiện dưới 5 độ C. Còn trường hợp dùng máy ép ly tâm, bạn chỉ nên bảo quản trong vòng 8 giờ sau khi chế biến. Ngoài ra, để không ảnh hưởng đến hương vị và các thành phần dinh dưỡng trong nước ép, tốt nhất là sử dụng hết ngay khi pha chế xong và không nên uống quá lạnh để đảm bảo cho sức khỏe, bạn nhé!

Những thông tin về cách làm nước dứa đã được In Bimi chia sẻ kể trên nhằm hỗ trợ bạn thuận lợi có một ly nước ép cho dù có hay không một chiếc máy chuyên dụng. Bây giờ, ở bất cứ lúc nào, ở đâu, bạn đều có thể tự tay pha chế nước dứa nguyên chất thơm ngon và vô cùng bổ dưỡng. Bên cạnh nước dứa, cách làm nước ép táo cũng là cách cung cấp nguồn vitamin thuần khiết nhất cho cơ thể.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *