Bạn biết không, bao bì sẽ “vô dụng” đi phần nào nếu thiếu màu sắc hay logo, thông điệp thương hiệu. Với tầm quan trọng như thế, kỹ thuật in ấn lên bao bì là thứ không thể thiếu để “hô biến” các loại bao bì thực phẩm trở nên thu hút và ấn tượng hơn rất nhiều, đặc biệt trong kinh doanh, trưng bày.
Bao bì không đơn thuần là những chiếc túi ni lông, túi đựng sản phẩm mà ta thấy và sử dụng hằng ngày. Sự thật có nhiều loại bao bì với chất liệu, kích cỡ khác nhau, chẳng hạn như ly cốc nhựa, ly giấy, thủy tinh, thùng gỗ, túi vải,…Vậy, làm thế nào để in ấn lên các chất liệu như thế? Và đó chính xác là câu hỏi In Bimi sẽ giải đáp ngay trong bài viết này.
1. Công nghệ in Offset
In offset là công nghệ in ấn lên bao bì hiện đại nhất và phổ biến nhất hiện nay. Nguyên lý hoạt động của in offset là hình ảnh được dính mực in được ép lên các tấm offset (tấm cao su) trước rồi sau đó mới ép từ tấm offset lên vật liệu cần in.
Ưu điểm của in offset
In offset được sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp in ấn thương mại, chính là vì nó mang đến nhiều lợi ích:
– Với cách phối màu trong in ấn, bằng phương pháp Offset cho chất lượng hình ảnh sắc nét, bám tốt lên chất liệu cần in
– Khả năng ứng dụng trên nhiều chất liệu in khác nhau và bề mặt bằng phẳng hay gồ ghề.
– Chế tạo bản in dễ dàng và nhanh hơn thông qua sự hỗ trợ của máy tính
– Các bản in có tuổi thọ lâu hơn vì không trực tiếp tiếp xúc với bề mặt cần in.
– In số lượng lớn giá rẻ
– Công suất lớn, đáp ứng nhu cầu in ấn số lượng nhiều
Quy trình công nghệ in offset
Quy trình in offset gồm có 5 bước sau đây:
– Bước 1: Thiết kế bản in trên máy tính
– Bước 2: Output film bản in thành 4 tấm với 4 màu đại diện: C (Cyan), M (Magenta), Y (Yellow), K (Black).
– Bước 3: Tiến hành phơi bản kẽm
– Bước 4: Thực hiện in offset lên đồ vật cần in
– Bước 5: Gia công sau in là cán bóng, hay còn gọi là cán mờ
2. Công nghệ in Flexo
In Flexo là phương pháp in trực tiếp do có bản in nổi, nhờ trục anilox cung cấp mực in cho khuôn in. Ở đó, nội dung cần in (chữ viết, hình ảnh…) sẽ nằm ở ở vị trí cao hơn so với phần tử không in. Lưu ý các hình ảnh được in nằm ngược chiều, mực in được hiển thị bằng trục anilox rồi truyền mực lên vật in thông qua quá trình ép in.
Có thể sử dụng công nghệ in flexo lên nhiều bề mặt của các vật liệu khác nhau: nhựa, giấy bạc, film, tem nhãn, thùng carton bao bì, in cốc, ly nhựa, thủy tinh và đặc biệt là các sản phẩm in dạng cuộn.
Ưu điểm in flexo
– Mực in nhanh khô, bám trên bề mặt tốt
– Khả năng in ấn cao trên nhiều bề mặt, kể cả bề mặt không phẳng (như giấy, vải, carton…)
– In được trên các vật liệu dạng cuộn dành cho các dòng máy dán tự động
– Thời gian in nhanh, phù hợp nếu muốn in số lượng lớn
Nhược điểm:
– Bề mặt in bị lem hoặc mực in không đều do trục có nhiệt độ không ổn định
– Gây ảnh hưởng tới môi trường do thải chất độc hại nhiều
– Giá thành cao, không thích hợp in số lượng ít
– Tuổi thọ bản in không cao, khó bảo quản
3. Kỹ thuật in ống đồng
In ống đồng là kỹ thuật in ấn lên bao bì sản phẩm bao gồm 2 quá trình: Mực ở dạng lỏng được cấp lên bề mặt khuôn in, mực sẽ chảy đều, kể cả ở các chỗ lõm của phần tử in. Sau đó, một thiết bị gọi là dao gạt (Doctor blade) tiến hành gạt lượng mực thừa trên bề mặt khuôn in. Khi tiến hành ép in, mực trong các chỗ lõm dưới tác động của lực ép sẽ truyền mực sang bề mặt vật liệu.
Công nghệ in ống đồng được ứng dụng phổ biến trong ngành in bao bì màng nhựa như các bao bì đựng thực phẩm, bánh kẹo các loại,…
Ưu điểm:
– In khối lượng lớn mà vẫn đảm bảo chất lượng in đồng đều
– Chất lượng hình ảnh in tốt
– Chi phí in thấp nếu in số lượng lớn
Nhược điểm:
– Chi phí chuẩn bị bước đầu khác cao do việc tạo bản in chi phí cao
– Cần nhiều thời gian để tạo bản đồng để in
4. Kỹ thuật in lụa
In lụa hay gọi là in lưới, tên gọi xuất phát từ lúc bản lưới của khuôn in làm bằng tơ lụa. Qua nhiều quá trình nâng cấp và cải tiến, ngày nay bản lưới có thể làm từ các chất liệu khác nhau như: vải bông, vải hóa học, vải cotton hoặc lưới kim loại. Sản phẩm in bao bì thường in lụa như in thiệp cưới, in tranh, in ly nhựa, cốc thủy tinh, in trên vải, giấy (giấy Couche, giấy Bristol, thậm chí là giấy tráng PE)…
Những công đoạn trong in lụa như sau: làm khuôn in, chế tạo bản in, dao gạt, pha chế chất tạo màu, hồ in và in.
Ưu điểm của in lụa:
– Có thể in ấn lên nhiều bề mặt khác nhau, kể cả bề mặt không phẳng (như gỗ, vải, da thô nhám)
– Không giới hạn hệ màu CMYK như in offset nên có thể chủ động chọn lựa hệ màu khi in
– Chi phí in thấp nên so với in offset, giá thành sản phẩm rẻ hơn
– Máy in dễ sử dụng, không cần đào tạo nhân viên lâu
Nhược điểm:
– Chất lượng sản phẩm in không sắc nét, so với kỹ thuật in offset
– Thời gian in khá lâu, nên thích hợp in số lượng ít
5. Công nghệ in kỹ thuật số
In kỹ thuật số là phương pháp in ấn lên bao bì hiện đại áp dụng máy tính vào trong quá trình in ấn. Hình ảnh từ file thiết kế được máy tính phân tích, tự động pha mực và đầu phun của máy in phun mực trực tiếp tiếp xúc lên bề mặt cần in. Kỹ thuật này có tính ứng dụng cao khi in namecard, phong thư, thiệp chúc, ảnh, băng rôn, standee… số lượng ít.
Ưu điểm:
– Có thể in trong không gian nhỏ, ngay tại nhà hoặc văn phòng
– Phù hợp in ấn dữ liệu biến đổi
– Có thể in ảnh từ máy ảnh, điện thoại ra vật liệu in
– In được trên nhiều bề mặt và độ dày khác nhau của chất liệu
– Chi phí in rẻ hơn nếu in số lượng ít
Nhược điểm:
– Tốc độ in ấn chậm
– Chi phí in ấn cao nếu in số lượng nhiều
– Không phù hợp để in số lượng lớn catalogue, phong bì, sách, báo…
– Chất lượng hình ảnh không sắc nét bằng kỹ thuật in offset
6. Công nghệ in laser
Một trong những phương pháp in ấn nữa được sử dụng nhiều hiện nay là in laser. Đây là kỹ thuật in hoạt động dựa trên nguyên lý tĩnh điện gián tiếp. Phần quan trọng nhất của máy in laser là trống cảm quang được phủ một lớp film hợp chất selen nhạy sáng. Nó có đặc điểm là trong bóng tối sẽ hoạt động như một tụ điện vì có điện trở rất cao.
Ưu điểm in laser:
– Tốc độ nhanh hơn công nghệ in kỹ thuật số
– Có thể in dữ liệu biến đổi
– Chất lượng in phù hợp với máy in văn phòng thấp
Nhược điểm:
– Nếu muốn đều tư hệ thống in laser khổ lớn thì phải bỏ ra số tiền lớn để mua máy móc cỡ lớn
– Chất lượng in kém hơn in offset
– Phù hợp với in số lượng ít, cần lấy ngay vì từ file thiết kế in thẳng lên giấy
– Chi phí cao nếu in số lượng ít
Trên đây là 6 kỹ thuật in ấn lên bao bì không thể thiếu trong ngành in ấn hiện nay. Tùy vào vật liệu cần in, màu sắc hay số lượng để đơn vị sản xuất lựa chọn phương pháp phù hợp. Hi vọng với bài viết này, bạn đã có cái nhìn rõ hơn về những kỹ thuật ấy và đừng ngần ngại để chia sẻ hơn cho nhiều người biết nhé!
>>> Tham khảo thêm 5 công ty sản xuất bao bì lớn đáng tin cậy để chọn ra nơi cung cấp bao bì chất lượng mà giá rẻ